
Lớp học đặc biệt
11 năm thâm niên trong ngành thì có tới 10 năm Đại úy Chử Thị Hồng gắn bó với những lớp học xóa mù chữ ở trại giam Yên Hạ. Chị bảo: Giáo trình dạy cho các phạm nhân được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Yên cung cấp theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở đó quy định rõ nội dung bài giảng, số tiết dạy theo sách giáo khoa nhưng không như những học sinh phổ thông; phần đông phạm nhân ở lớp xóa mù có độ tuổi cao, tiếng kinh không sõi; việc nghe giảng và tiếp thu kiến thức ở một số người rất hạn chế. Bên cạnh đó, do tâm lý từng phạm tội nên sự buông xuôi, buồn chán là điều rất dễ gặp phải ở các phạm nhân khi lên lớp “Dậy ở đây rất khó khăn vì nhiều phạm nhân người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, tiếng Kinh không sõi. Chúng tôi vừa dạy, vừa cảm hóa phạm nhân. Nhiều phạm nhân không muốn học nhưng chúng tôi quá trình học, chúng tôi giải thích cho phạm nhân thì các anh tiếp thu tốt, viết được thư về cho gia đình. Chúng tôi cũng sửa lỗi chính tả cho phạm nhân để họ hoàn chỉnh bức thư cho gia đình”.
Kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần thiết nhất khi đứng lớp ở đây. Để làm được điều ấy, người cán bộ làm công tác quản giáo phải thật sự tận tâm. Đại úy Chử Thị Hồng đã chia sẻ với chúng tôi như thế. Rồi chị kể cho chúng tôi nghe rất nhiều những câu chuyện chân thực, cảm động về tình người trong các con chữ. Đó là những đêm trắng phạm nhân ngồi trong buồng giam tự học; là nỗi vui sướng vỡ òa khi những con người từng lầm lỗi tự viết được tên mình; là hạnh phúc của cô giáo Hồng khi phạm nhân nhờ chị soát lỗi chính tả cho bức thư họ viết gửi gia đình: “Những năm trước có phạm nhân còn viết thư cảm ơn cô, cám ơn cô đã dạy chữ để viết thư cho gia đình. Sau này có phạm nhân gặp cô còn cám ơn cô”.
Với cô giáo Chu Thị Thu, gắn bó 2 năm với Trại giam Yên Hạ; Thu hiểu phần nào những khó khăn, vất vả của cán bộ quản giáo khi nơi đây luôn có khoảng 3000 phạm nhân cải tạo. Là trợ giảng cho Đại úy Chử Thị Hồng, những ngày đầu bỡ ngỡ Thu đánh vật với con chữ khi dạy cho số phạm nhân người dân tộc không biết tiếng Kinh hay những phạm nhân không muốn học và bất cần đời. Tuy nhiên, khó khăn đó chỉ là chuyện thường ngày bởi hơn hết là tình yêu mà chị dành cho công việc và trách nhiệm xã hội của một cô giáo trẻ: “Không như trẻ con chỉ học học học, họ nghĩ đến nhiều thứ như việc lao động, gia đình... Tâm lý của họ bất ổn lắm. Với lại nhiều phạm nhân không biết tiếng Kinh nên mình phải kiên trì thôi, kiên trì từng tí một; mỗi ngày một chút thì dần dần họ cũng biết chữ”.
Điều kỳ diệu đằng sau những con chữ
Do khoảng 17% phạm nhân ở Yên Hạ không biết đọc, biết viết nên mỗi năm trại mở 2 lớp xóa mù chữ, mỗi lớp 35 phạm nhân. Sau một năm miệt mài học tập, có đến hơn 95% phạm nhân tốt nghiệp lớp này với khả năng đọc và viết thành thạo. Con số đó chưa phải đã nói lên tất cả bởi đằng sau những tháng ngày nhọc nhằn học chữ; sau ánh sáng của tri thức là sự thức tỉnh lương tri nơi những con người từng lầm lỗi. Như Sùng A Páo, sinh năm 1993 ở thôn Thung Ẳng, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, Páo vào trại Yên Hạ tháng 8-2021 thì đến tháng 9-2022, anh tham gia lớp học xóa mù chữ. Do tuổi trẻ, khá nhanh nhẹn, lại ham học hỏi Sùng A Páo được bầu làm lóp trưởng. Sau hơn 4 tháng làm quen với con chữ, đến nay, Páo đã có thể đọc và viết tên mình: “Lúc đầu mới học khó nhưng giờ biết rồi thì thấy không khó lắm, cô giáo dạy được”.
Nói chưa sõi tiếng Kinh song giờ đây, Sùng A Páo đã có thể đọc, viết tên mình và tên của những người mà anh yêu thương. Việc đọc chữ đã giúp Páo cũng như nhiều phạm nhân trong lớp tiếp cận nhanh hơn, nhiều hơn với các thông tin trên đài, báo và các chương trình truyền hình. Cũng từ đây, anh nâng cao nhận thức, thấy được việc làm sai trái và nguy hiểm của bản thân “Không biết gì, nghĩ sai thì mới đi làm sai thôi. Giờ ở trong này mới thấy thương vợ con, gia đình. Chỉ khuyên người trong bản, trong nhà thì làm đúng nhà nước thôi, ma túy bỏ đi, làm đúng như thế thôi”.
Khác với Sùng A Páo, Hồ Bảo Vân (SN 1987) từng mang án chung thân vì tội giết cướp. Lúc mới vào trại, Vân ngang tàng và bất cần, anh thường xuyên vi phạm nội quy. Sau khoảng thời gian vất vả ban đầu, các cán bộ quản giáo đã dần cảm hóa Vân. Nhờ cải tạo tốt, anh 2 lần được giảm án. Vân chia sẻ: Những câu chuyện về gia đình đặc biệt về người mẹ mà Hồ Bảo Vân rất mực yêu thương đã lay động trái tim anh. Từ một người không biết đọc biết viết, sau 1 năm tham gia lớp xóa mù chữ; năm 2017, Hồ Bảo Vân đã viết những dòng thư đầu tiên cho mẹ. Và hạnh phúc vỡ òa khi Vân nhận được thư của bà. Bức thư được Vân cất giữ cẩn thận suốt 5 năm qua đã trở thành nguồn độc lực cho anh trong những phút yếu lòng.
Hồ Bảo Vân, Sùng A Páo chỉ là 2 trong hàng trăm phạm nhân đã tìm thấy ánh sáng của tri thức từ lớp học xóa mù chữ. Từ sự tận tâm và tình yêu thương của các thầy cô giáo, các cán bộ quản giáo trại giam Yên Hạ; những con chữ đã phần nào đánh thức lương tri và tính bản thiện trong những con người từng một thời lầm lỗi để rồi từ đó, họ nỗ lực cải tạo, vươn lên làm lại cuộc đời.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.
(ANTV) - Quy trình đăng ký xe tại Công an xã Hà Hồi không chỉ được triển khai bài bản mà còn được thiết kế với mục tiêu rõ ràng: rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu thủ tục rườm rà và đặt trải nghiệm của người dân làm trung tâm.
(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 01/03/2025, Bộ Công an chính thức tiếp quản công tác quản lý nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự thay đổi này đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác đấu tranh với tệ nạn ma túy.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Quảng cáo trực tuyến và livestream bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng.
(ANTV) - Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc giả trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.