(ANTV) - Trong các chiến lược chống phá Việt Nam hiện nay, xuyên tạc, bôi nhọ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thù địch trong và ngoài nước thường xuyên sử dụng. Họ luôn nhân danh các quyền này để cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình tự do báo chí, hòng vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đều đưa ra cái gọi là “ Bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí”, phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Với định kiến cố hữu, tổ chức này tiếp tục có những đánh giá thiếu khách quan, không có cơ sở, khi xét Việt Nam vào nhóm quốc gia có ít tự do báo chí. Những chiêu trò của RSF thực chất là nhằm bôi đen hiện thực về tình hình tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vào ngày tự do báo chí thế giới (3/5/2024), tổ chức Phóng viên không biên giới RSF tiếp tục công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2024”. Theo bảng xếp hạng này, tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ với các chỉ số rất thấp.
Không dừng lại ở đó, RSF còn vu cáo rằng “các phóng viên và blogger độc lập ở Việt Nam thường xuyên bị bỏ tù”.
Đồng thời, bênh vực, cổ súy cho một số hội nhóm, cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam như nhóm Báo Sạch và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Ngay sau khi bảng xếp hạng của RSF đưa ra, nhiều trang thông tin thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, VOA được dịp té nước theo mưa, xuyên tạc“Việt Nam trong nhóm 7 nước đội sổ về tự do báo chí”.
Hùa theo đó, không ít đối tượng, phần tử cơ hội chính trị xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam quản báo chí theo chế độ “hà khắc” “bị kiểm duyệt”.
Thực tế, báo cáo về tự do báo chí của RSF vẫn chỉ là những quy kết vô căn cứ giống như nhiều năm trước.
Báo cáo này cũng từng bị nhiều học giả trên thế giới chỉ trích. Như Giáo sư Cherian George (Singapore) cho rằng bảng xếp hạng của RSF là “thiếu độ tin cậy”. Trong khi đó Giáo sư Salim Lamrani của Đại học La Réunion (Pháp) chỉ rõ “RSF không phải là một tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí”.
Tổ chức Phóng viên không biên giới là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập tại Pháp, năm 1985.
Tổ chức này lấy Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền làm cơ sở để hành động.
Dù mang danh lên tiếng vì dân chủ, nhân quyền, thúc đẩy tự do của báo chí thế giới nhưng các hoạt động cho thấy điều ngược lại.
Không có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể nào về tình hình báo chí ở Việt Nam.
Cũng không sử dụng bất kì báo cáo nào của Chính phủ Việt Nam để đưa ra đánh giá.
Tất cả vẫn chỉ là những quy kết vô căn cứ, quy chụp, thiếu thực tế như nhiều năm trước.
Suy cho cùng RSF cũng chỉ là một quân cờ được các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Từ đó, hòng tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển.
Về phương diện pháp lý, Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Luật Báo chí 2016 cũng quy định về việc không ai được xâm hại đến hoạt động tác nghiệp đúng pháp luật của nhà báo.
Hiện Việt Nam có hơn 800 cơ quan báo chí với đủ loại hình từ báo in, phát thanh, truyền hình, đến báo điện tử.
Khoảng 40 nghìn người đang công tác tại các cơ quan báo chí đang hàng ngày hàng giờ, truyền tải thông tin trong nước và quốc tế một cách khách quan, trung thực, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của người dân.
Bên cạnh đó, hơn 40 hãng truyền thông quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như CNN, Reuter, AP, AFP đến được với công chúng Việt Nam mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào.
Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi để tác nghiệp.
Thực tiễn này là chứng cứ vững chắc, khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam.
Việc Tổ chức phóng viên không biên giới xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam với dụng ý xấu chính là đang đi ngược lại với tôn chỉ của người làm báo: Tôn trọng sự thật, không được phép xuyên tạc, bóp méo sự thật.
(ANTV) - Các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm; Bộ xây dựng 'siết chặt' an toàn giao thông đường sắt; Bộ GDĐT đề nghị các địa phương giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là những chính sách mới có hiệu lực.
(ANTV) - Chiều 6/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân dự kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 15. Cùng dự buổi làm việc có Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội; Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ và các đồng chí đại biểu Quốc hội trong CAND.
(ANTV) - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả.
(ANTV) - Ngày 6/5, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết phía Ukraine chưa phản hồi về sáng kiến ngừng bắn 3 ngày do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra.
(ANTV) - Ngày 5/5, một nhóm gồm những người đứng đầu cơ quan tư pháp của 17 bang và thủ đô Washington D.C, Mỹ đã khởi kiện nhằm ngăn chặn quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đình chỉ cho thuê và cấp phép các dự án điện gió mới, cho rằng động thái này đe dọa làm tê liệt ngành công nghiệp điện gió.
(ANTV) - Năm 2024, diễn biến thiên tai, gây hậu quả nặng nề ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Đáng chú ý, năm 2024, nước ta xảy ra diễn biến thời tiết bất thường, và cực đoan ở mức vượt lịch sử, với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) xảy ra. Riêng cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã làm 345 người chết, mất tích, gây tổng thiệt hại ước tính gần 84 nghìn tỷ đồng. Cùng với các lực lượng khác, lực lượng CAND đã chủ động, ứng phó kịp thời với các tình huống sự cố, thiên tai, khắc phục khó khăn, phát huy tốt vai trò nòng cốt, trụ cột trong đảm bảo ANTT, với tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
(ANTV) - Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng nghìn vụ tai nạn lao động, trong đó có hàng trăm vụ gây tử vong. Tai nạn lao động không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình mà còn gây ra những tổn thất về kinh tế và xã hội. Cũng từ đây, vấn đề an toàn vệ sinh lao động bộc lộ những bất cập như: Mức xử phạt vi phạm an toàn lao động còn thấp so với thiệt hại gây ra, không đủ sức răn đe.
(ANTV) - Chiều 6/5, Công an TP. Cần Thơ đã làm việc với người đàn ông SN 1978, ngụ quận Ninh Kiều, Cần Thơ), là người có hành vi chặn đầu, đập phá ô tô và hăm dọa tài xế trên đường 3/2, đoạn qua phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
(ANTV) - Quen nhau qua nhóm “Hội vỡ nợ - Thua tha - Thích làm liều”, Nguyễn Việt Duy (trú huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Nguyễn Trung Hiếu (trú Hải Dương) đã lên kế hoạch rồi cùng nhau thực hiện hành vi cướp tài sản. Ngày 6-5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, cho biết vừa điều tra, làm rõ và bắt khẩn cấp 2 đối tượng trên.
(ANTV) - Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành Y tế quyết tâm thực hiện. Đây là chính sách chạm đến trái tim của hàng triệu người dân. Về vấn đề này, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Bộ Y tế đã trrả lời Phóng viên về tiến độ thực hiện chủ trương. Chi tiết trên báo CAND.