Thứ Hai, 06/05/2024 19:52 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điều tra theo thư bạn đọc

Kỳ 1: Ngang nhiên lấn chiếm đất rừng

“Sốt đất” là cụm từ dùng để hình dung về tình hình buôn bán bất động sản ở huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) hiện nay. Biển giao bán đất nền, đất công, đất dự án lan tràn khắp nơi, từ thị trấn Dương Đông trung tâm huyện đến xã cực Bắc của đảo là Gành Dầu hay thị trấn An Thới phía nam đảo. Cùng với đó là những vạt rừng bị đốt, những thửa đất trong vành đai rừng phòng hộ bị san lấp trái phép dọc theo 2 tuyến đường trục chính đi nam và và bắc đảo. Vì sao đất rừng, đất nhà nước quản lý bị lấn chiếm ngang nhiên như vậy? Trách nhiệm của chính quyền và cơ quan quản lý bảo vệ rừng ở đâu?

Cách thị trấn Dương Đông, trung tâm huyện Phú Quốc khoảng 7km, xã Cửa Dương hiện đang là một trong 3 điểm nóng về các phức tạp liên quan đến đất đai. Riêng quý 1/2018, trên địa bàn xã đã xảy ra 3 vụ người dân thuê hàng chục đối tượng côn đồ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai. Bên cạnh đó là tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng phòng hộ trái phép; hiện nay vụ việc nổi nhất của xã Cửa Dương là 2,5 rừng phòng hộ ở khu đồng cây sau thuộc ấp Ông Lang đã bị người dân lấn chiếm, phá rừng nhằm san nền bán đất. Tài nguyên rừng ở Phú Quốc đang bị xâm chiếm, nhưng chính UBND các xã, thị trấn- cơ quan quản lý nhà nước lại dường như bó tay với các vụ bao chiếm, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn của mình. Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, ông Trần Văn Việt bày tỏ: “Năm 2017 và quý 1/2018 thì ở xã có 2 vụ mà nó kéo dài mà mình chưa có giải quyết vì do đối tượng hiện nay là nó mua bán sang tay, chuyển nhượng qua nhiều người nên mình khó thu thập đối tượng để xử lý. Hiện nay thì ngoài vụ ở đồng cây sau thì sau khi có mốc ranh giới rừng quốc gia thì có một số đối tượng đến để mà phát dọn lấn chiếm đất nhà nước quản lý, xã đang xử lý 8 trường hợp. Cái khó là mình xử lý cái này là phạt hành chính, lấn chiếm đất rừng giờ chỉ phạt hành chính 2 triệu thôi, phạt nhẹ do đó không có đủ sức răn đe”.

Những mảnh đất được đội giá cả chục lần trong một thời gian ngắn (Ảnh: KP)

Nằm ở phía bắc đảo, xã Gành Dầu hiện đang là một điểm đầu tư lý tưởng của các đầu nậu bất động sản, nhất là khi có quy hoạch dự án Casino được chuyển về xây dựng tại địa bàn xã. Người ta đua nhau về đây mua đất nền, đất công và cũng đua nhau lấn chiếm trái phép đất rừng, đất nhà nước quản lý. Ông Phạm Huy Kiệt- Phó Chủ tịch UBND xã Gành Dầu cho biết, từ năm 2016 đến nay xã đã lập hồ sơ 24 trường hợp bao chiếm, lấn chiếm đất trái phép. Mới đây nhất, ngày 19/3/2018, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc và chính quyền xã đã phát hiện, xử lý vụ người dân địa phương phá rừng thuộc đơn vị quản lý:

“Giá đất tăng thì người dân cũng bao chiếm nhiều, nhất là lợi dụng ranh giới rừng theo cái quy hoạch theo 633 nó chưa được triển khai, nhất là chưa rõ có phải đất do xã quản lý hay vườn quố gia quản lý, rồi cũng do lực lượng của xã mỏng nên nhiều đối tượng liền lợi dụng tiến hành bao chiếm”, ông Kiệt nói.

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Phú Quốc, ông Huỳnh Long Hải cho biết sau khi có quyết định 633 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc, diện tích rừng phòng hộ của Phú Quốc còn khoảng 6800 hecta. Tuy nhiên hiện nay rừng phòng hộ đang bị người dân địa phương bao chiếm, lấn chiếm nhiều, chỉ trong quý 1/2018 đã xảy ra 16 vụ lấn chiếm đất rừng; các vụ xâm hại tài nguyên rừng diễn ra chủ yếu ở khu vực xung quanh các dự án đầu tư phát triển lớn của huyện đảo: “Người địa phương lấn chiếm rừng phòng hộ rồi bán cho người mua từ nơi khác. Họ thuê dân bao phạt cây rừng, rồi giăng dây đóng cọc trong phần diện tích rừng phòng hộ, trồng cây. Việc mua bán đất này chỉ làm giấy viết tay không ra chính quyền. Phần nhiều là mua bán trái phép đất do nhà nước quản lý, tức là đất tách ra khỏi rừng phòng hộ...”

Vì sao việc bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý ở Phú Quốc thời gian gần đây xảy ra nhiều? Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập vấn đề này.

K.Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm