Thứ Sáu, 22/11/2024 10:46 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điều tra theo thư bạn đọc

Kỳ 2: Vì sao tình trạng lấn chiếm đất rừng ở Phú Quốc gia tăng?

Sau khi có thông tin Phú Quốc sẽ trở thành Đặc khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt, Casino Phú Quốc sắp đưa vào hoạt động và có nhiều tập đoàn kinh tế lớn sẽ đầu tư vào đây… giá đất ở huyện đảo đã bước vào cơn sốt. Từ cuối năm 2017 đến nay, giá đất ở nhiều khu vực của đảo ngọc này đã tăng hàng chục lần; chưa bao giờ việc mua bán đất lại diễn ra sôi động và dễ dàng đến thế. Một lô đất trong vòng một năm đã được mua bán trao tay mấy chục lần, và dĩ nhiên, giá của nó cũng tăng mấy chục lần so với giá ban đầu. Tùy vào mỗi tuyến đường ở thị trấn Dương Đông, vị trí đất thuận lợi cho việc kinh doanh, xây dựng nhà hàng, khách sạn… có giá rao bán khoảng 50 tỷ đồng/1.000 m². Theo ông Trần Văn Việt- Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, khu vực tuyến đường chính của xã, nếu vào đầu năm 2017, một công đất (= 1000m2) được người địa phương rao bán với giá từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì nay nó được bán sang tay với giá 10-12 tỷ đồng. Cùng với cơn sốt đất dự án, giá đất nền ở các khu dân cư, khu tái định cư của đảo cũng tăng cả chục lần, ví dụ một lô đất nền với diện tích 100-120m2 trong khu tái định cư Suối lớn ở xã Dương Tơ dành cho những người dân xã đảo Hòn Thơm phải di dời cách đây một năm được bán với giá hơn 200 triệu đồng thì vào những ngày đầu tháng 4/2018, lô đất nền đó được rao bán hơn 2 tỷ đồng.

Biển giao bán đất ở khắp nơi 

Thị trường bất động sản tăng chóng mặt như vậy cũng khiến chính người dân Phú Quốc bị sốc, một người dân ở đây cho biết: "ngày xưa đất này bán rẻ như bèo cho vậy, khi bán một công là có khi được hơn công đất, giờ sốt đất như vậy rồi đo ra rồi tranh chấp các kiểu…".

Giá đất tăng phi mã hàng ngày, tăng theo cấp tiền tỉ chính là nguyên nhân khiến tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất nhà nước quản lý, đất rừng phòng hộ ở Phú Quốc xảy ra nhiều từ cuối năm 2017 đến nay. Người khắp nơi đổ xô đến huyện đảo mua bán đất dù không rõ nguồn gốc đất; người dân địa phương thì đua nhau bao chiếm, lấn chiếm đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp do nhà nước quản lý. Trong khi đó, chính quyền địa phương dường như lại bó tay, không kiểm soát được; nhiều trường hợp cả hec ta rừng phòng hộ bị phá xong thì chính quyền mới biết. Vụ việc 2,5 hecta rừng phòng hộ ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương bị xâm chiếm vừa qua là ví dụ.

“Ở Phú Quốc thời gian gần đây giá đất tăng rất là nhanh cho nên tình hình bao chiếm, lấn chiếm đất rừng , đất nhà nước quản lý hết sức là phức tạp. Vừa qua thì sau vụ việc một số đối tượng đến lấn chiếm đất rừng phòng hộ, UBND huyện có chỉ đạo và xã cũng thành lập đoàn công tác đến kiểm tra xử lý vụ lấn chiếm đất ở ấp đồng cây sau- đây là diện tích rừng phòng hộ chuyển giao cho xã quản lý. Hiện nay thì xã đã lập hồ sơ xử lý 2 đối tượng lấn chiếm đất...”, Ông Trần Văn Việt- Chủ tịch UBND xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc nói:

Còn ông Phạm Hữu Kiệt- Phó Chủ tịch UBND xã Gành Dầu- cũng là một điểm nóng về tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý thì lý giải những khó khăn của chính quyền xã trong việc ngăn chặn xử lý các vụ bao chiếm, lấn chiếm đất trái phép: “Cái việc bao chiếm là đất rừng rất là phức tạp, do hồ sơ xử lý theo quy định 102 cũng như các quy định pháp luật còn nhiều bất cập từ quy trình xử lý , đến bước chuẩn bị cưỡng chế lại phát hiện hồ sơ sai nên việc ngăn chặn, răn đe ngay từ đầu còn hạn chế và các đối tượng lợi dụng để bao chiếm đất rừng. Mà xã cán bộ địa chính chỉ có 2 người, việc khắc phục cũng khó...”.

Ông Phạm Hữu Kiệt (trái) làm việc với phóng viên

Lực lượng mỏng, khó kiểm soát địa bàn cũng như khó trong phát hiện xử lý các hành vi bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý là lời giải trình của chính quyền các xã, thị trấn. Ngay với lực lượng kiểm lâm- lực lượng chức năng quản lý bảo vệ rừng, nhân lực mỏng cũng là một hạn chế bởi một kiểm lâm địa bàn đang phải quản lý 1.000 ha rừng, còn 1 kiểm lâm của vườn quốc gia Phú quốc quản lý 500 ha rừng... Trao đổi về tình trạng bao chiếm, mua bán trái phép đất rừng ở địa phương thời gian gần đây, Thượng tá Trần Văn Dũng- Phó trưởng Công an huyện cho biết: “Liên quan đến bao chiếm đất rừng và mua bán đất rừng thì cái này nói về chức năng trách nhiệm chung thì lực lượng công an cũng có một phần trách nhiệm ở đây, là phải chỉ đạo lực lượng công an xã, các đội có liên quan phối hợp với kiểm lâm nắm tình hình. Nếu có vi phạm về bao chiếm đất rừng , huỷ hoại rừng thì phải xử lý ngay. Tuy nhiên thời gian qua thì những vụ việc huỷ hoại rừng có xảy ra nhưng có dấu hiệu tội phạm để xử lý theo tố tụng hình sự thì ít. Chủ yếu xảy ra việc bao chiếm hành lang vườn quốc gia, rồi hành lang bao quanh rừng, theo quyết định 633 của Thủ tướng thì không còn là rừng nữa nhưng chưa có quyết định thu hồi của UBND tỉnh nên vẫn là rừng phòng hộ”.

Đất rừng phòng hộ bị san lấp trái phép

Theo Quyết định 633 của Thủ tướng Chính phủ, một phần diện tích rừng phòng hộ ở Phú Quốc sẽ được chuyển đổi sang đất phục vụ kinh tế xã hội và giao cho các xã, thị trấn quản lý. Tuy nhiên, với số đất trong diện chuyển đổi này, nhiều khu vực UBND tỉnh chưa có quyết định thu hồi đất rừng từ Ban quản lý rừng phòng hộ. Nhưng, trước cơn sốt đất chóng mặt vừa qua, người dân địa phương đã bao chiếm, lấn chiếm đất rừng trái phép để bán cho các nhà đầu tư từ nơi khác đến với giá tiền tỉ. Các giao dịch mua bán đất bao chiếm đều thực hiện bằng giấy viết tay, có khi sang tên đổi chủ nhiều lần mà không qua UBND xã hay thị trấn để - cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp ở địa phương. Bởi vậy đã xảy ra tình trạng, tài nguyên rừng bị xâm chiếm và nhà đầu tư có nguy cơ trắng tay khi mua phải đất rừng bị bao chiếm trái phép.

K.Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm