Thứ Sáu, 22/11/2024 09:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

Hà Nam: Giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng nhờ các mô hình thiết thực

Anh Ngô Văn Huy là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở thôn Quan Trung, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhìn trang trại chăn nuôi hơn 700m2 với vườn cây trái mùa nào thức nấy do chính tay anh vun xới, ít ai nghĩ chủ nhân của nó là người từng vướng vào vòng lao lý với bản án tới 18 năm về tội “cướp tài sản”. Những ngày mới trở về địa phương, anh Huy cũng như bao người từng có quá khứ lầm lỗi khác đã gặp không ít khó khăn. Những biến cố trong gia đình cùng sự kỳ thị của ít nhiều của người xung quanh khiến anh luôn mặc cảm, dằn vặt bản thân và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhờ sự động viên của người thân, sự giúp đỡ từ chính quyền, đặc biệt là lực lượng Công an huyện Lý Nhân, Ban Công an xã Văn Lý, anh Huy đã mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng gia đình xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Sau 1 năm, cuộc sống dần ổn định, anh mở thêm một cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi và phân bón, thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, thu nhập bình quân của gia đình đạt mức 400 triệu/ năm." Ngoài trả nợ, những năm gần đây, anh Ngô Văn Huy luôn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, như một cách tri ân những người đã tiếp bước cho anh trở lại với cuộc đời lương thiện.

Cũng như anh Huy, anh Nguyễn Đức Thức ở xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) từng chấp hành bản án 15 năm tù tại Trại giam Tân Lập với tội danh “Giết người". Những ngày đầu trở về với gia đình, sống trong sự mặc cảm trĩu nặng, mặc cảm mình từng là đối tượng giết người, anh có cảm giác mọi ánh mắt đều hướng về anh với sự kinh sợ, xa lánh. Anh sống thu mình trong bốn bức tường, ý nghĩ sẽ tìm đến sống ở một nơi thật xa, không ai biết đến mình luôn thường trực trong đầu. Hiểu được những khó khăn anh gặp phải khi tái hòa nhập cộng đồng, chính quyền địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Công an xã, Công an huyện Duy Tiên và Công an thành phố Phủ Lý đã trực tiếp đến tận gia đình gặp gỡ, chia sẻ với anh những vấn đề còn khúc mắc và động viên, giúp đỡ, xác nhận cho anh vay vốn làm ăn. Mưa dần thấm lâu, với sự chân tình của các đồng chí trong Đảng uỷ, chính quyền địa phương cùng với lực lượng Công an thường xuyên đến động viên, chia sẻ anh dần cảm nhận được sự bao dung của bà con hàng xóm và lấy lại niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân. Sau nhiều nỗ lực mưu sinh anh đã chọn làm nghề hợp đồng cho thuê cốt pha xây dựng. Hiện nay anh và gia đình mỗi tháng có thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng.

Những trường hợp như anh Huy, anh Thức ở tỉnh Hà Nam không phải hiếm, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có hàng trăm đối tượng đặc xá, tù tha trở về đã hoàn lương, có việc làm ổn định và tích cực tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Thực hiện Nghị định số 80/CP của Chính Phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp công an tỉnh đã tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo công an các huyện, thành phố quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Từ đó, Công an các huyện, thành phố đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực trong công tác này, đem lại lòng tin cho nhân dân nói chung và những người đặc xá, tha tù trở về địa phương nói riêng. "Công an thành phố đã chỉ đạo công an các phường xã, phối hợp với các đội nghiệp vụ, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong tổ chức tuyên truyền, giáo dục, đến gặp gỡ thường xuyên, cũng như tạo điều kiện cho các đối tượng đã lầm lỡ, đã vi phạm pháp luật đã thi hành án về, tạo điều kiện, công ăn việc làm cho họ phát triển kinh tế", Thượng tá Lê Đức Tùng, Trưởng Công an thành phố Phủ Lý cho biết.

Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có 805 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương và được xóa án tích cực lao động, làm ăn lương thiện, hòa nhập cộng đồng và có 18 mô hình tiêu biểu trong công tác này. Điển hình như mô hình “2 + 1" (2 cựu chiến binh giúp đỡ 1 người tù tha về địa phương) của Hội cựu chiến binh xã Bình Mỹ, huyện Bình Lục; mô hình “3 +1" (1 cán bộ Hội phụ nữ Công an tỉnh phối hợp với 1 hội viên phụ nữ Công an huyện, thành phố và 1 hội viên phụ nữ ở cơ sở giúp đỡ 1 nữ tù tha về địa phương tái hòa nhập cộng đồng)… Đại úy Vũ Thị Kim Thu, Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an huyện Duy Tiên nói: "Chúng tôi phối hợp với một số xã, thị trấn, ví dụ như là Đồng Văn thì đã tạo điều kiện cho vay vốn để các chị phụ nữ đi tù về vượt qua hoàn cảnh khó khăn, ví dụ các chị ý vay 2,30 triệu để mở hàng nước hoặc cho con cái các chị mở các cửa hàng sửa xe để tạo công ăn việc làm cho cả gia đình để thực hiện cho công tác tái hòa nhập cộng đồng được tốt hơn, đảm bảo ANTT ở địa phương. Đối với Đoàn thanh niên của xã Bạch Thượng thì họ vay vốn cho một đối tượng tù tha về 30 triệu để làm mô hình đa canh, nuôi cá, nuôi lợn để tăng thu nhập gia đình".

Con số hàng trăm người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng có việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân và gia đình ở Hà Nam (trong đó không ít người tích cực xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giỏi được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng) thể hiện sự nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương, đặc biệt là lực lượng Công an Hà Nam. Những mô hình do lực lượng Công an tham mưu đề xuất thực hiện trong công tác này đã và đang đồng hành, góp phần tạo điều kiện giúp đỡ những người một thời lầm lỗi, để họ vượt qua mặc cảm, tự ti vươn lên làm lại cuộc đời và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Hà Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm