Thứ Sáu, 22/11/2024 10:10 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

Cần sự chung tay hỗ trợ người ra tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng

K..Phương

Hoàn lương không chỉ là khát vọng của những người có một thời lầm lỗi mà còn là mong mỏi của cả cộng đồng, xã hội bởi sự hoàn lương đó không chỉ góp phần mang lại bình yên cho xã hội mà việc mỗi người lầm lỗi hoàn lương, trở về với con đường sáng còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tiếp nối chương trình, phóng viên Radiocand đã phỏng vấn Thượng tá Lê Văn Nhanh- Phó trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, công an tỉnh An Giang về công tác thực hiện Nghị định 80/CP tại địa phương trong thời gian qua:

Phóng viên: Hiện nay tỉ lệ tái phạm tội trong những người chấp hành xong án phạt tù trở về cư trú ở An Giang thế nào, thưa đồng chí?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Vâng hiện nay theo danh sách thì số người chấp hành xong án phạt tù ở An Giang là 6.245 người trong đó có hơn 300 người chưa về địa phương sinh sống... Qua theo dõi của chúng tôi thì hiện có 278 người tái vi phạm pháp luật, chiếm tỉ lệ 6,6% (trên tổng số 4.200 người chấp hành xong án phạt tù hiện đang sống ở An Giang)...

Phóng viên: Việc tổ chức, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú tái hoà nhập cộng đồng theo Nghị định 80/CP ở An Giang thời gian qua đã được công an tỉnh phối hợp thực hiện như thế nào?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Với những người này, ngay khi nhận danh sách từ Bộ thì chúng tôi đã trực tiếp cử cán bộ đến cơ sở cấp huyện để bàn giao các trường hợp, phối hợp chính quyền các xã thị trấn có kế hoạch quản lý, giáo dục cũng như phân công người trực tiếp giúp đỡ những trường hợp này tái hoà nhập cộng đồng. Nói chung là các đoàn thể ở địa phương thì họ quản lý rất chặt số này, rồi tạo điều kiện giúp đỡ cho những người này có việc làm nên tỉ lệ phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù cũng thấp. Những người này khi về địa phương cư trú thì luôn được công an cơ sở và các đoàn thể giám sát, động viên nên nếu có xuất hiện biểu hiện vi phạm pháp luật hay sơ suất không chấp hành nội quy ở địa phương thì cũng được nhắc nhở kịp thời...

Phóng viên: Cụ thể thì Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã triển khai thực hiện NĐ 80/CP ra sao?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Đơn vị có phân công cụ thể cá nhân phụ trách, đến nay chúng tôi đã cấp đổi chứng minh nhân dân cho hơn 2800 người ra tù về địa phương, rồi kịp thời hướng dân họ làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, làm thủ tục xoá án tích, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho hơn 3500 người. Chúng tôi đã tạo điều kiện đào tạo nghề cho 492 người; rồi cấp mới 200 căn nhà, sửa chữa 17 căn nhà cho người chấp hành xong án phạt tù, về địa phương tiến bộ và có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị là 560 triệu đồng. Rồi cấp 41 sổ bảo hiểm y tế và 15 bảo hiểm lao động cho người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh khó khăn; giới thiệu việc làm cho 1.384 người. Theo thống kê hiện toàn tỉnh An Giang đã có 3.146 người ra tù có việc làm, trong đó có 647 người được các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể giúp đỡ tạo việc làm hoặc được vay vốn để thoát nghèo...

Phóng viên: Thực tế là để người chấp hành xong án phạt tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, nhất là qua các mô hình tái hoà nhập nhằm huy động sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Vậy hiện nay tỉnh An Giang đang có những mô hình tái hoà nhập cộng đồng nào hoạt động hiệu quả nhất?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Ở đây thì mình có mô hình quỹ doanh nhân với an ninh trật tự, nổi bật ở huyện Tri Tôn được thành lập năm 2011 , đến nay đã vận động đóng góp cho nguồn quỹ này khoảng 800 triệu đồng và đã thẩm định xét cho 52 người ra tù vay vốn thoát nghèo... Mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực , đến nay trên địa bàn huyện đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến về tái hoà nhập cộng đồng. Một mô hình nữa là “Họp mặt người hoàn lương” của huyện Thoại Sơn được thành lập từ năm 2010. Mô hình này hàng năm tổ chức các buổi họp mặt người hoàn lương, lãnh đạo huyện trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi động viên người chấp hành xong án phạt tù , nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ để có chính sách hỗ trợ giúp đỡ; huyện đã cấp 15 căn nhà cho người ra tù có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay mô hình “Họp mặt người hoàn lương” của huyện Thoại Sơn đã được nhân rộng ra 7 huyện, thị khác của tỉnh.

Phóng viên: Cảm ơn đồng chí đã trao đổi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm