Để hiểu rõ hơn về những quy định mới trong Luật căn cước Công dân, cũng như những vấn đề xoay quanh việc cấp, đổi, sử dụng thẻ căn cước công dân, phóng viên Radiocand đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc điều hành Công ty luật S&B Law.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Hai thuật ngữ “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Cơ sở dữ liệu căn cước Công dân” đã được Luật Căn căn cước công dân số: 59/2014/QH13 giải thích ngắn gọn tại khoản 4 và khoản 5 của Điều 3. Tôi xin giải thích cụ thể hơn hai khái niệm này như sau:
- “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” là một hệ cơ sở dữ liệu duy nhất được xây dựng tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Bộ Công an được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, thành phố; Công an cấp quận, huyện, thị xã và Công an cấp xã, phường, thị trấn.
Bộ Công an sẽ tiến hành thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và tổ chức cơ sở dữ liệu. Sau đó sẽ tiến hành thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu để lưu trữ, bảo mật.
Các dữ liệu thông tin quan trọng sẽ được bảo đảm an toàn trong cơ sở dữ liệu. Thông tin sẽ được lấy từ các nguồn như: Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu và các cơ sở dữ liệu về cư trú, hộ tịch hiện có…
Các thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bên cạnh các thông tin truyền thống như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính… thì còn có một số các thông tin đặc biệt khác được đưa vào và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu như: tình trạng hôn nhân, nơi thường trú, nhóm máu, họ tên và số CMND, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp của công dân.
Người dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua việc giải quyết thủ tục hành chính, văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc thông qua dịch vụ viễn thông.
“Cơ sở dữ liệu căn cước Công dân” về cách thức xây dựng, thiết lập cơ bản giống “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, tuy nhiên các dữ liệu trong “Cơ sở dữ liệu căn cước Công dân ” hẹp hơn “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” vì chỉ chứa các dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam.
PV: Như vậy, nội dung cơ bản của Luật căn cước công dân chính là những quy định về hoạt động quản lý căn cước công dân, việc cấp đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân nhằm hướng tới xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đúng không, thưa ông?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Vâng, Luật Căn cước công dân đúng là chứa đựng các nội dung quy định về hoạt động quản lý căn cước công dân, trình tự, thủ tục cấp, đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, Luật căn cước công dân 2014 còn một nội dung quan trọng nữa là các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý như: Bộ Công an và cơ quan Công an các cấp.
PV: Vậy, chứng minh thư có vai trò gì ở đây, Chứng minh thư có điểm gì khác so với thẻ Căn cước công dân?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Thứ nhất, các thông tin trên CMND là một trong số các thông tin được Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thu thập và lưu trữ;
Thứ hai, nếu người dân có nhu cầu khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua thủ tục hành chính mà chưa có thẻ căn cước công dân thì cần xuất trình CMND để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu.
Khi làm thủ tục cấp mới thẻ căn cước công dân, người dân chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu, không cần mang theo chứng minh thư nhân dân cũ. Điều này tạo điều kiện cho những người bị mất CMND thuận tiện trong thủ tục cấp mới thẻ căn cước công dân.
Về cơ bản, thẻ căn cước công dân sẽ đảm nhiệm toàn bộ vai trò của CMND khi người dân thực hiện các giao dịch hay thủ tục hành chính. Cơ quan Công an sẽ hủy CMND cũ trên cơ sở dữ liệu ngành, sau đó cắt góc CMND và trả cho người dân khi họ làm thẻ Căn cước công dân.
Tuy nhiên, do hiện tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn thiện, nên người dân dù đã có thẻ căn cước công dân mới vẫn nên giữ lại CMND cũ. Vì một số các giao dịch đặc thù trong ngành ngân hàng hay các giao dịch liên quan đến bất động sản, có thể sẽ yêu cầu xuất trình CMND cũ để đối chiếu nhằm đảm bảo độ an toàn, tin cậy của thông tin.
PV: Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý căn cước công dân và trách nhiệm được quy định cụ thể như thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Về trách nhiệm quản lý, khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân quy định: “Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.”
Về trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý căn cước công dân thì được quy định tại Điều 6 của Luật, cụ thể cơ quan công an có 07 nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Một là, thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân;
+ Hai là, chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi;
+ Ba là, niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
+ Bốn là, cơ quan công an phải bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
+ Năm là, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật;
+ Sáu là, nghĩa vụ về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
+ Bảy là, cơ quan Công an có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
PV:Thưa ông, hiện nay, theo như hưng dẫn của Bộ Công an, chứng minh thư nhân dân 9 số, 12 số và thẻ căn cước công dân được đồng thời công nhận. Vậy người dân có bắt buộc phải đến đổi thẻ căn cước công dân hay không? Và quy định thời gian cấp, đổi thẻ căn cước công dân so với chứng minh thư nhân dân trước đây có gì khác nhau?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Người dân không bắt buộc phải đến làm thủ tục đổi CMND sang thẻ căn cước công dân nếu CMND còn hiệu lực. Chỉ khi CMND đang sử dụng hết hiệu lực, tức là CMND đã quá hạn 15 năm kể từ ngày cấp, thì công dân buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.
Quy định hiệu lực của thẻ căn cước công dân có điểm mới so với CMND, đó là nếu CMND có hiệu lực 15 năm kể từ ngày cấp thì thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đến các ngưỡng tuổi đủ 23, đủ 45 và đủ 65 tuổi. Quá hạn nêu trên, thẻ căn cước công dân đương nhiên hết hiệu lực.
Về thời gian làm thủ tục cấp thẻ, nếu trước đây, người dân phải chờ trung bình là 15 ngày đối với đại bàn thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa khác kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp CMND thì mới nhận được CMND, thì hiện nay, đối với thẻ căn cước công dân, người dân chỉ phải chờ trong vòng 07 ngày đối với thành phố, thị xã; 20 ngày đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo và 15 ngày đối với các địa bàn còn lại kể từ ngày nộp đầy đỉ hồ sơ xin cấp thẻ căn cước công dân.
Tôi đánh giá, đây là một cải cách thủ tục hành chính hữu hiệu giúp đơn giản hóa, hạn chế phiền toái đi lại và thời gian chờ đợi cho người dân.
PV: Vậy nếu như hộ khẩu ở một nơi, mà đăng ký tạm trú ở một nơi khác, ví dụ nhà ở Hải Dương, nhưng sống ở Bình Dương (Đã đăng ký KT3) thì làm thẻ căn cước ở đâu?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà : Điều 26 Luật căn cước công dân quy định người dân có thể lựa chọn một trong 03 nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
Vì Luật không quy định bắt buộc người dân phải đến Cơ quan Công an cấp quận, huyện, thị xã nơi thường trú để làm thủ tục cấp/đổi thẻ căn cước công dân. Do vậy, bạn có thể lựa chọn Cơ quan Công an nơi bạn làm thủ tục tiện lợi nhất.
PV: Vậy thẻ căn cước công dân mới ra đời có thể thay thế những giấy tờ gì?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Mục đích chuyển đổi giấy tờ quản lý hộ tịch từ CMND sang thẻ căn cước công dân với mã số định danh công dân bao gồm 12 chữ số và việc Bộ Công an xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nhằm giảm tải các loại giấy tờ quản lý hộ tịch, cư trú và các giấy tờ khác như: giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, thẻ BHYT, sổ BHXH, mã số thuế cá nhân.
Ngoài ra, thẻ căn cước có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và các quốc gia có Điều ước quốc tế quy định. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chúng ta chưa ký kết Điều ước quốc tế nào về vấn đề này, lý do chính là chúng ta chưa hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Nhân đây, tôi xin chuyển lời khuyến nghị tới quý khán giả nên sớm đi làm thủ tục cấp/đổi thẻ căn cước công dân để giúp dữ liệu công dân sớm được hoàn thiện trong Cơ sở dữ liệu của Bộ Công an nhằm hướng tới giảm tải số lượng các giấy tờ tư pháp cho người dân, giúp đơn giản và thuận tiện hóa khi người dân thực hiện các thủ tục hành chính hay các giao dịch dân sự.
PV: Cảm ơn Luật sư đã trả lời phỏng vấn
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc giả trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.
(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.
(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.
(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.
(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.