Thứ Sáu, 09/05/2025 16:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

Điện Biên: Mô hình “Dòng họ bình yên” với công tác giúp đỡ người chấp hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Năm 2011, chỉ vì phút bốc đồng của tuổi trẻ, không làm chủ được bản thân, Anh Giàng A Tùng ở bản Hẹ 2, xã Xá Nhè đã vi phạm pháp luật và bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù giam. Năm 2015, nhờ cải tạo tốt, anh được tha tù trước thời hạn. Trở về với quê hương Xá Nhè, bản thân mặc cảm tội lỗi, anh Tùng sống khép mình, không giao tiếp với ai. Thế nhưng nhờ sự động viên, chia sẻ của các thành viên dòng họ Giàng, anh đã có thêm nghị lực để vươn lên làm lại cuộc đời, hòa nhập với cuộc sống. Anh Giàng A Tùng chia sẻ: "Em cải tạo trở về thì cũng được anh em dòng họ mỗi người giúp đỡ 500 nghìn đồng, những hộ không có thì 1,200 nghìn đồng. Em cố gắng phát triển làm ăn, chăn nuôi lợn gà vịt, các bác các chú các anh chị em đến động viên, giúp đỡ rất là nhiều. Sau này em sẽ không tái nghiện nữa".

Còn anh Lò Văn Oai ở xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa từng có hơn 10 năm chìm đắm trong những cơn nghiện. Từ một gia đình khá giả, có của ăn của để, chỉ vì ma túy, tài sản của gia đình anh cứ thế không cánh mà bay. Trong cơn “phê” thuốc, anh thường xuyên tham gia đánh bạc để lấy tiền mua ma túy. Đầu năm 2012, anh bị Công an huyện Tủa Chùa bắt và lĩnh bản án 24 tháng tù giam về tội đánh bạc. Thời gian cải tạo trong Trại giam, anh đã thấu hiểu được sai trái của mình, ra tù anh quyết tâm làm lại cuộc đời. Đứng trước dòng họ Lò, anh hứa sẽ hoàn lương trở thành người có ích cho xã hội. Sau khi trở về nhà, anh Lò Văn Oai đã được dòng họ động viên, giúp đỡ một ít vốn để làm ăn, tái hòa nhập cộng đồng; rồi chính quyền xã cũng tạo điều kiện cho anh được vay vốn ưu đãi để sản xuất...

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 130 km về phía Bắc, với khoảng 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, Tủa Chùa được ví như một “tiểu Đồng Văn” của Tổ quốc. Nơi đây, mô hình “Dòng họ bình yên” đã khởi nguồn và lan rộng, tạo thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội góp phần quan trọng phát huy bản sắc văn hoá và những giá trị tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, mô hình dòng họ bình yên tại Tủa Chùa đã và đang phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp trong việc đưa người lầm lỡ trở về hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, trở thành “điểm sáng” trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Thượng tá Lê Ninh Bình, Phó Trưởng Công an huyện Tủa Chùa cho biết: "Thực hiện Nghị định 80 CP của Chính phủ về công tác tái hòa nhập cộng đồng, trong những năm qua Tủa Chùa đã chú trọng vai trò của người có uy tín trong việc giúp đỡ, giáo dục người cải tạo trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng. Trong công tác tái hòa nhập cộng đồng thì có một số dòng họ điển hình như dòng họ Giàng ở Xá Nhè, dòng họ Tòng ở Mường Bảng, họ Lò ở Mường Áng… đó là những dòng họ tiêu biểu trong việc giúp đỡ, giáo dục con cháu mình, thế rồi định hướng động viên cho những người phạt tù trở về chọn công ăn việc làm tăng gia sản xuất".

Qua 10 năm xây dựng và củng cố, hiện nay, trên toàn huyện đã có 122 dòng họ được thành lập và hoạt động trở thành dòng họ bình yên trên địa bàn, thực hiện tốt nếp sống văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ phát triển sản xuất theo đúng hương ước, quy định đặt ra. Tiêu biểu cho mô hình “Dòng họ bình yên” ở huyện Tủa Chùa là các dòng họ: Giàng, Sùng, Thào, Mùa, Hờ, Vừ, Điêu, Lò, Mào... Các dòng họ đều nhận thức được việc cần thiết xoá bỏ các hủ tục; không di cư tự do, không nghe theo luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, cam kết không tái trồng cây thuốc phiện, không mua bán vận chuyển, tàng trữ sử dụng trái phép chất ma tuý, con cháu không vi phạm pháp luật.... Để có được sự bình yên cho mỗi thôn bản, các dòng họ đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, mỗi năm người dân cung cấp hàng nghìn nguồn tin có giá trị phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đặc biệt, đến nay, Công an huyện Tủa Chùa đã vận động được 95 trưởng dòng họ, người có uy tín và thành lập các đội tự quản an ninh trật tự tại cơ sở. Đây là những hạt nhân nòng cốt có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, đối với những người từng một thời lầm lỗi, thành viên các dòng họ đã thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao trong việc xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử, đồng hành cùng họ trong việc định hướng làm ăn, ổn định cuộc sống. Nhờ vậy, những người như anh Oai, anh Tùng và nhiều người khác đang dần xóa bỏ mặc cảm, trở thành người có ích cho xã hội trong vòng tay bao dung, ấm áp tình người của chính dòng họ mình.

Hà Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.

Khi bản làng bình yên

Khi bản làng bình yên

(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với hơn 570 chủng loại và vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá trên thương mại điện tử

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với hơn 570 chủng loại và vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá trên thương mại điện tử

Tiêu điểm ANTT 18/04/2025

(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.

Quy định về cấp sổ đỏ theo luật đất đai 2024

Quy định về cấp sổ đỏ theo luật đất đai 2024

(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở tại phường Trung Văn: Nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Phát triển lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở tại phường Trung Văn: Nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn xã hội

(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.

Xem thêm