Thứ Sáu, 26/04/2024 17:21 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

TP Rạch Giá với việc xây dựng quỹ “Hỗ trợ vay vốn tái hoà nhập cộng đồng”

Thành phố Rạch Giá có 12 phường, xã và cũng là một địa bàn phức tạp về an ninh trật tự của tỉnh Kiên Giang. Thống kê của công an thành phố , năm 2015 trên địa bàn có 529 người chấp hành xong án phạt tù nhưng chỉ có 22 người được tiếp cận các nguồn vốn cho vay. Thượng tá Cao Việt Trừ, Phó trưởng Công an thành phố Rạch Giá cho biết, nhiều người khi chấp hành xong án phạt tù bị gia đình, người dân địa phương có định kiến xa lánh, thêm vào đó là tâm lý mặc cảm, tự ti, không có việc làm của họ khiến họ dễ nảy sinh tiêu cực, dẫn đến vi phạm pháp luật. Do đó, một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với nhóm đối tượng này được Công an thành phố xác định là trợ giúp về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho những người gặp khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh, có việc làm ổn định cuộc sống, từ đó xoá bỏ mặc cảm, tự tin phấn đấu trở thành công dân tốt. Trên cơ sở đó, Công an thành phố đã tham mưu UBND thành phố Rạch Giá ban hành Đề án vận động xây dựng quỹ “Hỗ trợ vay vốn tái hoà nhập cộng đồng” (Giai đoạn 2016-2020) nhằm giúp đỡ những người từng lầm lỗi được vay vốn thoát nghèo hay có việc làm ổn định. Tính đến đầu năm 2018, quỹ “Hỗ trợ vay vốn tái hoà nhập cộng đồng” của thành phố Rạch Giá đã huy động được 800 triệu đồng. Thượng tá Cao Việt Trừ cho biết để tạo điều kiện cho người chấp hành án phạt tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng theo NĐ80/CP, Công an thành phố đã chỉ đạo công an các xã, phường tham mưu cho UBND phường xã giao quản lý giáo dục, phân chia nhóm đối tượng cho phù hợp. Đồng thời Công an thành phố phối hợp với các doanh nghiệp để giới thiệu các đối tượng có tay nghề phù hợp vào làm trong doanh nghiệp; gây  Quỹ tái hoà nhập cộng đồng  được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động trong xã hội để hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù vay vốn sản xuất. phát triển kinh tế gia đình.

Là phường trung tâm của thành phố Rạch Giá, số người chấp hành xong án phạt tù ở phường Vĩnh Lạc khá đông, hiện còn khoảng 80 người chưa xoá án tích. Để hạn chế tỉ lệ tái phạm trong nhóm này, từ năm 2018, công an phường Vĩnh Lạc đã tham mưu Đảng uỷ, UBND phường xây dựng quỹ tái hoà nhập cộng đồng; vận động các doanh nghiệp đóng góp để giúp hàng chục lượt người lầm lỗi được vay vốn làm ăn. Sự thành công của mô hình Quỹ tái hoà nhập cộng đồng ở phường Vĩnh Lạc cũng là cơ sở để thành phố Rạch Giá ban hành đề án xây dựng quỹ “Hỗ trợ vay vốn tái hoà nhập cộng đồng”. Trung tá Nguyễn Chí Nhân- Trưởng Công an phường Vĩnh Lạc chia sẻ: “thực hiện đề án của thành phố thì mỗi năm công an phường rà soát và đề xuất cho khoảng từ 10-18 đối tượng, mỗi trường hợp được vay từ 10 đến 18 triệu đồng. Riêng quý I/2018 chúng tôi đã cho vay đối với 5 trường hợp...”.

Ngoài việc vận động các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đóng góp cho quỹ tái hoà nhập cộng đồng, Công an các phường trực tiếp đứng ra bảo lãnh, vận động các cơ sở sản xuất tiếp nhận những đối tượng ra tù chưa có việc làm. Đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn bởi bản thân những đối tượng đó thường không học hành đến nơi đến chốn, không có chuyên môn nghề nghiệp gì, bên cạnh đó nhiều người dân vẫn có thành kiến với những người từng vào tù ra tội.

Từ sự vận động tích cực của lực lượng công an phường và các đoàn thể ở địa phương, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở Rạch Giá không chỉ góp tiền vào quỹ tái hoà nhập mà còn sẵn sàng nhận những người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc, giúp họ có thu nhập ổn định. Chị Nguyễn Thị Huyền Trang- chủ cơ sở sản xuất Nguyên Phát ở phường Vĩnh Lợi, nơi đã tiếp nhận 2 trường hợp người ra tù vào làm việc cho biết hồi đầu cũng e ngại nếu nhận những người ra tù vào làm việc nhưng rồi công an phường, cảnh sát khu vực thường xuyên đến vận động, nói rõ hoàn cảnh của những người đó nên gia đình chị cũng yên tâm và tiếp nhận họ vào làm việc, giúp họ có thu nhập ổn định để chăm lo gia đình, từ đó bớt vi phạm pháp luật...

Chị Nguyễn Thị Thu Yến ở phường Vĩnh Lạc, người đã được nhiều lần cho vay vốn làm ăn sau khi chấp hành án về địa phương tâm sự: “Em thi hành án xong 12 tháng thì về, lúc đó cô Lánh bên khu phố và phường xuống coi hoàn cảnh rồi cho vay vốn, lúc đầu là cho vay 3 triệu, rồi mới mua đồ về bán cà phê này. Xong rồi cũng vay mấy đợt nữa để mua đồ thêm, làm ăn thấy coi bộ được. Rồi sau lại vay 10 triệu, trả gốc hết thì mới đây lại cho vay 20 triệu rồi làm ăn thấy càng ngày càng phát triển. Trước hồi là sao mà khổ dữ, may nhờ khu phố giúp cho vay thì mới làm ăn khấm khá lên nhiều...”

Gần 800 triệu đồng được huy động để hỗ trợ cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn làm lại cuộc đời; gần 300 trường hợp khác được đào tạo học nghề, giới thiệu việc làm là những kết quả nổi bật của thành phố Rạch Giá 2 năm qua trong việc thực hiện Nghị định 80/CP về giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng. Qua sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, lực lượng công an các cấp và nhất là sự ủng hộ của người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn trong xây dựng quỹ hỗ trợ vay vốn tái hoà nhập cộng đồng, tỉ lệ tái phạm trong số những người chấp hành xong án phạt tù ở Rạch Giá giảm dần từng năm, năm 2017 tỉ lệ này chỉ còn gần 4% tái phạm tội.

K.Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm