Những shop bán “hàng xách tay” nhan nhản trên mạng xã hội và ở các ngõ phố. Từ quần áo, đồ dùng gia dụng, mỹ phẩm đến thực phẩm chức năng… Song ai dám đảm bảo chất lượng của những sản phẩm nước ngoài được xách tay? Bà Nguyễn Lê Minh Châu ở Hà Nội nói: "Hiện nay tôi cũng khá băn khoăn bởi vì hàng xách tay chủ yếu là sự tin tưởng đối với người bán, ngay cả nhãn mác cũng có thể làm giả được”
Anh Bùi Văn Trung cho biết: “Hàng hóa xách tay bây giờ ra đời như đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng bởi vì bây giờ trên thị trường những mặt hàng đang được bày bán dù là hàng nội địa được sản xuất made in Việt Nam nhưng chất lượng cũng chưa được đảm bảo để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng”
Số lượng khổng lồ các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích - những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người - chưa qua kiểm định được bán ồ ạt mỗi ngày dưới mác “hàng xách tay”. Chất lượng của loại hàng “ngoại nhập” này như thế này vẫn đang bị bỏ ngỏ, người tiêu dùng gần như chỉ mua hàng theo “niềm tin”, bản thân họ cũng rất khó phân biệt hàng thật – hàng giả khi công nghệ làm hàng giả, hàng nhái hiện nay đã vô cùng tinh vi, Trong khi đó cơ quan chức năng lại dường như chưa thực sự quan tâm đến loại hàng hóa này. Chị Nguyễn Thị Thắm ở Hà Nội nói:"Gần như tôi ít khi sử dụng những sản phẩm hàng xách tay mua ở store ở Việt Nam bởi tôi không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ cho lắm".
Việc hàng ngoại nhập dưới hình thức “hàng xách tay” lan tràn trên thị trường nước ta hiện nay không chỉ tiềm ẩn nguy cơ người dân mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc mà còn dẫn đến thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Vậy thực tế chất lượng “hàng xách tay” có như lời quảng cáo? Có phải hàng ngoại nhập theo đường tiểu ngạch hay có sự nhập nhèm của hàng giả, hàng kém chất lượng? Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam –VATAP về nội dung này:
Phóng viên: Vâng, thưa ông Lê Thế Bảo, thị trường hàng xách tay ở nước ta phát triển như hiện nay là một tất yếu của thị trường hay do sự thiếu lòng tin của người dân đối với hàng hóa sản xuất trong nước?
Ông Lê Thế Bảo: Hàng xách tay không phải ở riêng đất nước chúng ta mà ở đâu cũng có, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu trong nước, một số mặt hàng chưa đáp ứng được thì phải có cung cầu và hàng xách tay là một phần như vậy. Tôi không phản ứng với hàng xách tay, tuy nhiên ở nước ta trong việc quản lý hàng xách tay ở nước ta là có vấn đề. Ở đây là có cả vấn đề thuế, vấn đề nguồn gốc xuất xứ rồi là chứng minh nguồn gốc trong các cửa hàng để cho mọi người biết là hàng này nguồn gốc ở đâu, chứ bây giờ trên thị trường, hàng của nước này cứ bảo hàng của nước kia, toàn những nước có thương hiệu lớn, công nghiệp phát triển chứ còn những nước sản xuất hàng nhái, hàng giả nhiều thì không nói đến. Đây là một thực trạng. Tôi không phủ nhận hàng xách tay tuy nhiên cần phải tổ chức, quản lý như thế nào cho tốt là vấn đề trách nhiệm của nhà nước
Phóng viên: Vâng. Nhu cầu mua hàng xách tay ngày càng nhiều cho thấy nhu cầu được dùng hàng hóa chất lượng cao của người tiêu dùng ngày một nâng lên. Tuy nhiên, dường như các mặt hàng này đang bị thả nổi và người tiêu dùng có thể mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc phải không thưa ông?
Ông Lê Thế Bảo: Phải nói rằng trong nước chúng ta công bằng mà nói nền công nghiệp có phát triển, đang phát triển, nhưng mà sản xuất ra những mặt hàng phong phú và có chất lượng cao như các nước là chưa đạt được yêu cầu. Vì vậy xu hướng của Việt Nam là dùng những mặt hàng chính hiệu thì thường ra nước ngoài mua đem về, tuy nhiên ở nước ngoài cũng bị làm nhái làm giả, thế thì vấn đề quản lý hàng hóa như thế nào, nguồn gốc xuất xứ như thế nào để mà xử lý, ở đây có cả cạnh tranh hàng trong nước và hàng nước ngoài nữa cho rõ ràng minh bạch, chứ người tiêu dùng nếu tốt thì người ta chọn, hàng mà chất lượng không đảm bảo thì người ta không chọn. Vì vậy ở đây còn có vấn đề là xem xét lại chất lượng hàng hóa chúng ta và nền sản xuất hàng hóa trong nước chúng ta
Phóng viên: Sự phát triển của thị trường hàng xách tay có phải là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến các thương hiệu Việt?
Ông Lê Thế Bảo: Theo tôi nói hàng xách tay ảnh hưởng đến các thương hiệu Việt thì chưa chính xác lắm đâu. Tuy nhiên hàng xách tay nó đa dạng và người ta chọn những mặt hàng nào? Ví dụ như trong nước có nhu cầu mỹ phẩm, hàng tiêu dùng có chất lượng thì người ta mới xách tay mang về, những mặt hàng khan hiếm trong nước thì người ta mới mang về, cho nên nói ảnh hưởng tới nền công nghiệp trong nước thì chưa hẳn bởi trong nước cũng cần cạnh tranh với hàng hóa cho các nước chứ. Trong nước sản xuất hàng hóa tốt thì người tiêu dùng không phải xách tay về. Đây là 2 mặt của 1 vấn đề.
Phóng viên: Thực tế là việc buôn bán hàng xách tay phát triển như hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của những dịch vụ vận chuyển quốc tế. Phải chăng là chúng ta đang buông lỏng quản lý hoạt động của dịch vụ vận chuyển, góp phần gia tăng hàng nhập lậu?
Ông Lê Thế Bảo:Việc vận chuyển quốc tế, vận chuyển hàng là một phạm trù khác. Còn vấn đề quản lý chất lượng hàng đó là trách nhiệm của chúng ta chứ cơ quan vận chuyển chỉ biết vận chuyển, họ làm sao biết cái nào là cái nào? Tổ chức quản lý cái đó như thế nào là trách nhiệm của chúng ta ở trong nước.
Phóng viên: Theo ông, cần làm gì để quản lý việc buôn bán hàng xách tay, quản lý chất lượng của loại hàng hóa này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Ông Lê Thế Bảo: Câu hỏi của chị rất khó. Hàng vạn mặt hàng, hàng trăm mặt hàng từ nước ngoài xách tay lẻ về làm sao chúng ta quản lý, quản lý như thế nào là vấn đề không dễ. Vì vậy tôi cũng hy vọng rằng các cơ quan hải quan Việt Nam, các cơ quan thuế Việt Nam phải có cái mốc ở đâu? đứng ở đâu để giải quyết được vấn đề này?còn nói anh em quản lý thị trường, công an đánh vụ lớn cơ; quản lý thị trường ở trong nước những hàng mà có địa chỉ này khác người ta mới làm được chứ còn nếu chỉ riêng hàng xách tay không thì theo tôi cần phải có một cái suy nghĩ, thảo luận của các chuyên gia tìm cách xử lý như thế nào cho hợp lý còn nói chống không là phải quản lý thế này thế kia, đây là vấn đề rất là khó.
Phóng viên: Vậy, khó khăn nhất trong phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc từ thị trường hàng xách tay hiện nay ở nước ta là gì, thưa ông?
Ông Lê Thế Bảo: Hàng giả, hàng nhái, hàng xách tay ở trong nước mà để nói rằng kiểm soát như thế nào trong công tác chống hàng giả thì đúng là đặt câu hỏi đó không sai. Tuy nhiên, phương pháp để làm cái đó thực ra các cơ quan thực thi hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt cớ quan giám sát biên giới căn cứ vào đâu phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra cái này cái khác, đây là phạm trù rất khó đối với các lực lượng thực thi, thế nhưng tốt nhất là người tiêu dùng nên chọn những hàng trong nước sản xuất được, có chất lượng tương đồng còn nếu mua hàng nước ngoài về thì tất nhiên phải cân nhắc thôi, người tiêu dùng và người mua hàng có trách nhiệm rất cao trong việc phát hiện để cho các lực lượng thực thi ngăn chặn tình trạng này
Phóng viên: Cảm ơn ông đã tham gia trao đổi.
(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.
(ANTV) - Thưa các bạn! Cách Việt Nam hơn 8000km, sau 13 năm độc lập, Cộng hòa Nam Sudan vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Phi, người dân khốn khổ, oằn mình bởi hậu chiến, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán…. Trước tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng leo thang, bất bình đẳng gia tăng, xung đột dai dẳng; 50 nước trong đó có Việt Nam đã cử sỹ quan cảnh sát tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình ở quốc gia này. Tính từ tháng 10/2022 đến nay, 4 tổ công tác, 12 sỹ quan công an Việt Nam đã lên đường sang Nam Sudan.
(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
(ANTV) - Rắn rỏi, năng động và đầy nhiệt huyết – đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp Thiếu tá Nguyễn Phương Anh, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03), Công an tỉnh Lạng Sơn. Nhắc đến anh, không ai không biết, bởi anh là một chiến sĩ vừa xuất sắc trong công việc, vừa để lại dấu ấn đậm nét với bảng thành tích đồ sộ về giải thưởng và huy chương trong lĩnh vực thể thao.
(ANTV) - Cuối tháng 10, Temu quảng bá mạnh mẽ tại Việt Nam với các ưu đãi đến 90%, giao diện Việt hóa, và cam kết giao hàng trong 4 - 7 ngày. Kho hàng phong phú, giá cạnh tranh, cùng chiến dịch quảng bá lớn giúp Temu thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.
(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
(ANTV) - Ngày 15/11/2023; Đại uý Vũ Văn Chính tạm biệt gia đình, vợ con và cả công việc anh yêu thích ở trường Đại học PCCC để lên tăng cường cho xã vùng cao biên giới Nậm Ban, thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Thực tế công tác ở xã miền núi nghèo, trọng điểm phức tạp về ANTT đặt ra không ít thách thức đối với một thầy giáo- giảng viên đại học lần đầu đi cơ sở như Đại uý Chính nhưng anh lại coi đó là cơ hội để trải nghiệm thực tế, làm mới bản thân bằng những việc làm hữu ích, phục vụ bà con dân bản.