Thứ Sáu, 22/11/2024 09:37 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thực thi quyền 24h

Hoạt động giao dịch tiền điện tử, tiền ảo bitcoin - nhiều nguy cơ rủi ro với nhà đầu tư

K.Phương + Kiều Anh

Hiện trên thế giới có khoảng 800 loại tiền điện tử, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là : bitcoin, ethereum và Ripple xrp. Xuất hiện trên thế giới từ năm 2008, đến năm 2010 đồng bitcoin đã đến Việt Nam và hiện nay bitcoin và một số tiền ảo, tiền điện tử khác đang có xu hướng phát triển trong cộng đồng những người trẻ. Về tiền điện tử, các quốc gia vẫn còn quan điểm rất khác nhau, đặc biệt sau sự cố sập sàn giao dịch bitcoin hàng đầu thế giới tại Nhật Bản là Mt Gox khiến hàng trăm triệu USD của nhà đầu tư bitcoin bốc hơi.

Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư tiền ảo, tiền điện tử bitcoin, oncecoin… thường được giao dịch theo mô hình kinh doanh đa cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư. Đáng chú ý là vụ sập mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi là “ngân hàng cộng đồng Bitcoin” (gọi tắt là FXMT4) ở Gia Lai vào tháng 9/2016. Với lợi nhuận được quảng cáo khủng lên đến 144%/tháng, cùng với tiền hoa hồng khi giới thiệu được thêm người tham gia nên chỉ sau một thời gian ngắn, “ngân hàng cộng đồng Bitcoin” đã thu hút khoảng 1.000 người chơi. Khi đã gom được số tiền lớn, ước tính hơn 20 tỉ đồng, chỉ trong thời gian rất ngắn, toàn bộ số tiền này cùng với kẻ cầm đầu đã biến mất. Cuộc đua bỏ tiền thật mua tiền ảo hiện đang tràn ngập các rủi ro, chị Nguyễn Minh Thái ở Hải Phòng chia sẻ: “Theo em thì tiền ảo sẽ không được nhà nước công nhận và nếu người dân sử dụng thì sẽ rất rủi ro…”
Tuy nhiên, khá nhiều người lại thấy tiền điện tử, tiền ảo như bitcoin là sản phẩm hấp dẫn, có thể sinh lời, thậm chí là kênh thanh toán hiện đại, chị Hứa Hải Yến ở Hà Nội đây là một phương thức thanh toán tiện lợi và nhanh chóng…
Theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc (Đoàn luật sư Hà Nội), các giao dịch liên quan đến tiền ảo, đồng bitcoin ở nước ta hiện nay đang đầy rủi ro, nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng tiền bởi loại tài sản ảo này chưa có sự bảo đảm của hành lang pháp lý, nó chưa được thừa nhận ở Việt Nam là một loại đồng tiền. Tiền ảo bản chất nó là xây dựng trên nền tảng công nghệ, do đó tiền ảo cũng sẽ dễ bị hack và trong những trường hợp bị hack thì những nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ, thực tế là vừa qua đồng bitcoin cũng đã bị hack với số lượng lớn. Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với vấn đề là chưa có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao cho Bộ Tư pháp và một số cơ quan bộ ngành nghiên cứu xây dựng Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử.
Nên coi tiền điện tử, tiền ảo là một loại tiền tệ hay là một dạng hàng hoá đặc biệt? Việc quản lý tiền điện tử dễ hay khó? Phóng viên Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh CAND có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Nguyễn Minh Phong về nội dung này.
Phóng viên: Thưa TS.Nguyễn Minh Phong, hiện nay trên thế giới các quốc gia có quan điểm khác nhau về tiền ảo, điện tử như bitcoin, ví dụ Nhật cho phép thanh toán bằng bitcoin nhưng Nga, Trung Quốc, Thái Lan… lại cấm hoạt động của bitcoin, Mỹ coi đó là một dạng hàng hoá được lưu hành như vàng hay dầu. Theo ông thì chúng ta nên coi tiền ảo, tiền điện tử là một phương tiện thanh toán hay là một dạng hàng hoá đặc biệt?

TS.Nguyễn Minh Phong: Trước hết cần phải khẳng định rằng kể cả Mỹ hay Nhật thì không quốc gia nào công nhận tiền ảo bitcoin là tiền cả, tuy nhiên mức độ đối xử với nó thì ở mỗi nước có khác nhau. Thế thì nhìn chung là không thể coi bitcoin là 1 đồng tiền được, nếu có thể chỉ coi nó là như một hàng hóa đặc biệt dưới dạng hàng hóa phi vật chất và các giao dịch của nó có thể được công nhận hay không được công nhận , có thể được thu thuế hay không thu thuế, nhưng nó luôn luôn không phải là một đồng tiền. chúng ta cần phải khẳng định rõ như vậy. Và nếu bất kỳ ai đó hoặc trên báo chí mà rút tittle coi bitcoin là một đồng tiền thì đó là cách rút title theo kiểu tùy tiện và không có bất kỳ căn cứ pháp lý hay sự đảm bảo nào từ phía nhà nước.

Phóng viên: Sự xuất hiện của tiền ảo như bitcoin ở Việt Nam và các hoạt động giao dịch tiền ảo, tiền điện tử tự phát hiện nay liệu sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế nước ta, thưa ông?
TS.Nguyễn Minh Phong: Sự xuất hiện của đồng tiền ảo bitcoin như vậy mà nếu được phát triển rộng rãi và nó trở thành một trào lưu , một lĩnh vực đầu tư theo kiểu lớn thì rất có thể nó sẽ tạo ra nguy cơ cho nền kinh tế. Thứ nhất là nó kích thích những đồng tiền thật đầu tư vào đồng tiền ảo này và nó khiến cho dòng vốn xã hội bị lệch hướng, cần phải đầu tư vào sản xuất thì không phải mà lại đầu tư vào trò đuổi bắt, tìm kiếm những cơ hội đầu tư theo kiểu ảo, phi sản xuất. Cái thứ hai nữa là nó khuyến khích những hoạt động chuyển tiền cá nhân, trốn thuế, những giao dịch bất hợp pháp kể cả những hoạt động rửa tiền hay tài trợ cho khủng bố, tài trợ thanh toán buôn lậu ma túy, vũ khí cũng như các loại tội phạm khác. Cái thứ 3, nó cũng là một hình thức để kích thích sự tham nhũng vì có thể một số quan chức tham nhũng muốn chuyển tiền ra nước ngoài thì sẽ dùng kiểu này, không phải qua các ngoại tệ khác vì nó giúp cho ẩn danh tính của mình. Thậm chí nếu ở mức độ quy mô lớn thì sẽ làm giảm bớt, làm nhiễu cái hiệu lực chính sách tiền tệ của một quốc gia. Còn đối với nhà đầu tư thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, bởi đồng bitcoin là một sản phẩm công nghệ nên hiện nay đang phát sinh thành nhiều đồng bitcoin phẩy, do đó giá trị của bitcoin sẽ sụt giảm. Bên cạnh đó hiện nước ta chưa có công nhận đó là 1 loại tiền, cơ chế pháp lý bảo đảm cho nó không có nên nếu có tranh chấp hay bị mất thì nhà đầu tư sẽ có nguy cơ mất trắng, chịu ấm ức hay phải dùng luật rừng thôi

Phóng viên: Vừa qua thì Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho một số bộ ngành xây dựng đề án hoàn chỉnh khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Theo ông thì quản lý các loại tài sản này khó nhất là gì?
TS.Nguyễn Minh Phong: Cái khó khăn lớn nhất ở đây là, với tiền điện tử thì nó dễ hơn vì đây là do các nhà nước phát hành, cũng như là một số ngân hàng có thể đưa ra những dạng tiền điện tử của riêng mình, nhưng mà nó dựa trên đồng tiền quốc gia và chịu sự quản lý của nhà nước. Tài sản ảo thì cũng có thể quản lý được , dựa trên công nhận quyền sở hữu trí tuệ , rồi thực hiện việc quản lý với những chủ của các máy, rồi hệ thống máy chủ cũng như là các quy định có liên quan khác. Thế thì nó cũng khá dễ hơn. Tuy nhiên với tiền ảo thì khó hơn vì như đã nói, tiền ảo là không do bất kỳ một quốc gia nào phát hành, cũng như là không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Hơn nữa nó lại hoàn toàn ở trên mạng , nó không có sự hiện diện mang tính chất vật chất nào; thứ 3 nữa là giao dịch của nó rất bí mật, thường chỉ có một người đó với hệ thống mạng mà không có người thứ 3 nếu cần. Hơn nữa các giao dịch này rất khó quản lý bằng công nghệ khi mà họ sử dụng những công nghệ rất là cao, nó bảo mật rất tốt để mà chúng ta có thể thâm nhập , kiểm soát hay đánh thuế nó.

Phóng viên: Vậy để hạn chế rủi ro của nhà đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu tài sản ảo của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc gia thì về hành lang pháp lý nên chú ý những gì, thưa ông?
TS.Nguyễn Minh Phong: Tài sản ảo là một dạng mới trong tài sản của công dân hiện nay. Ví dụ một trang web thuộc quyền sở hữu của công dân, nó có giao dịch rất lớn thì đây là một tài sản ảo và cũng cần được quản lý, cần được giám sát bảo hộ bằng pháp lý cũng như là phải cần đánh thuế nó. Ví dụ ở Mỹ một công dân nếu bán trang web của mình được 50 nghìn USD thì họ sẽ phải nộp thuế thu nhập và cuối cùng chỉ còn khoảng 35 nghìn USD. Thế còn ở Việt Nam khi xây dựng luật như vậy, chúng ta cần phải chú ý mấy điểm sau: Thứ nhất cần phải làm rõ về mặt khái niệm, thế nào là tiền điện tử, thế nào là tiền ảo, thế nào là tài sản ảo; các nội hàm cơ cấu phân loại giúp chúng ta có cái nhìn về mặt pháp lý phân loại rõ loại nào là chính thống, loại nào không phải là chính thống. Và các đối tượng nằm trong phân loại khác nhau thì đưa nó vào các quy phạm khác nhau. Thứ hai là phải xác định rõ nguồn gốc cũng như tính hợp pháp và sự bảo hộ pháp lý của nhà nước cho từng loại một. Thứ 3 là phải làm rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên có liên quan; bên cạnh đó là phải có quy định rõ về hành vi bị cấm , những chế tài cho hành vi đó cũng như các quy định, quy trình có liên quan để xử lý các tranh chấp.

Phóng viên: Tiền điện tử, tiền ảo dù được công nhận là một dạng tiền tệ hay là dạng hàng hoá đặc biệt thì nó cũng cần phải được quản lý bằng các quy định pháp luật cụ thể, hạn chế rủi ro người sử dụng và không ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm