Chủ Nhật, 08/09/2024 06:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Quốc hội thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

BT

(ANTV) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về "Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022". Trong đó, thảo luận việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91 về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước.

Đa số các đại biểu đồng tình với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán, quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Tuy nhiên, số liệu báo cáo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan thực hiện vốn ngân sách nhà nước còn một số bất cập.

Trong đó, còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương thấp so với kế hoạch được giao; số chuyển nguồn ngân sách sang năm sau lớn so với năm trước;

Bên cạnh đó, nợ xây dựng cơ bản có chiều hướng tăng, Năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ nợ xây dựng cơ bản. Điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, lập dự toán ngân sách Nhà nước các năm sau.

Bà Đỗ Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho biết, một số khoản chi ngân sách đạt thấp so với dự toán; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương đạt thấp so với kế hoạch vốn được giao. Số chuyển nguồn sang năm sau rất lớn. Quan đó, cho thấy, việc sử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả còn lãng phí, nguồn lực bố trí cho nhiều nội dung không thực hiện được. Tôi đề nghị những hạn chế, bất cập trong lập dự toán ngân sách nhà nước cần phải được đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Quyết toán ngân sách nhà nước năm năm 2022 có giải pháp để khắc phục.

Bà Phạm Thị Thanh Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nội cho biết, về bức tranh nợ xây dựng cơ bản, mặc dù đã có cố gắng nhưng hiện nay nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm nhưng đã xuất hiện mới. Chúng ta không chỉ tồn tại nợ xây dựng cơ bản tồn tại trước năm 2015 trở về trước, theo Luật Đầu tư công, chúng ta đã nghiêm cấm, đây là hành vi vi phạm. Riêng năm 2022, kiểm toán, quyết toán cũng đã phát hiện thêm hơn 4.000 tỷ nợ xây dựng cơ bản. Và vấn đề này chúng tôi cũng đã nêu để chúng ta hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công một cách chân chính thực hiện đầu tư công, vay vốn ngân hàng. Sau đó thì kịp thời khẩn trương thanh toán khi có khối lượng hoàn thành.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách của năm 2022 do phần dự báo liên quan đến nhiều vấn đề phát sinh vào dịp cuối năm, nên số liệu có sự chênh lệch.

Đối với nội dung số chuyển nguồn ngân sách sang năm sau mà các đại biểu nêu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải, do nguồn ngân sách được tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương là rất cao nên đây là một trong những nguyên nhân số chuyển nguồn sang năm sau lớn.

Ông Hồ Đức Phước, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chuyển nguồn ngân sách của năm 2022 sang năm 2023, trong đó thực hiện cải cách tiền lương mất 432.350 tỷ, chiếm 37.7%; chi đầu tư phát triển là 313.165 tỷ đồng, chiếm 27,3% số chi chuyển nguồn. Như vậy có thể nói số chi chuyển nguồn cao chủ yếu là do nguồn lực chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương là rất là cao. Thứ hai, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng trong năm, tuy nhiên, chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau. Vấn đề chuyển nguồn, chúng tôi, các bộ ngành, địa phương cũng sẽ cố gắng để thanh toán ngay trong năm.

Liên quan nợ xây dựng cơ bản, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, số nợ ở Trung ương rất ít, nhưng ở địa phương nhiều. Bởi, khi bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, lại bố trí thiếu, sót, hoặc chưa bố trí. Bên cạnh đó, có dự án thủ tục đầu tư có thiếu sót, cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, ngân sách địa phương không bố trí kịp thời.

Tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 những tháng đầu năm 2022, tăng trưởng thấp, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, quý 3 năm 2022, từ nỗ lực trong điều hành, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kinh tế phục hồi tăng trưởng, do đó thu ngân sách cũng tăng, vượt so với số dự toán./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hàn Quốc công bố các biện pháp quản lý an toàn cháy nổ cho xe điện

Hàn Quốc công bố các biện pháp quản lý an toàn cháy nổ cho xe điện

Thế giới 07/09/2024

(ANTV) - Ngày 6/9, tại cuộc họp Chính phủ do Thủ tướng Han Duck-soo chủ trì, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố 'Các biện pháp quản lý an toàn cháy nổ cho xe điện' nhằm đảm bảo an toàn cho xe điện và giảm bớt lo lắng của công chúng vốn đang lan rộng ở Hàn Quốc sau vụ hỏa hoạn ở hầm gửi xe của một khu chung cư tại thành phố Incheon hồi tháng trước.

Người phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề được quan tâm

Người phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề được quan tâm

Chính trị 07/09/2024

(ANTV) - Chiều 7/9 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024. Liên quan tới việc người dân đăng ký xe lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an và ứng dụng VneID, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đến nay, đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đã đi vào nề nếp.

Công an Nam Định bám trụ các điểm xung yếu ứng phó siêu bão

Công an Nam Định bám trụ các điểm xung yếu ứng phó siêu bão

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Còn trên địa bàn tỉnh Nam Định từ 11h trưa ngày hôm nay, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 mưa nặng hạt và gió giật mạnh. Công an tỉnh Nam Định đã chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, sẵn sàng “4 tại chỗ”; bố trí lực lượng ứng trực, nắm tình hình địa bàn, xử lý nhanh sự cố bảo đảm ANTT, an toàn giao thông, trật tự đô thị và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

EVN cảnh báo tin giả “lưới điện tan hoang, 99% mất điện”

EVN cảnh báo tin giả “lưới điện tan hoang, 99% mất điện”

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin thất thiệt về ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến tình hình cung cấp điện gây hoang mang dư luận. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên khẳng định không có thông tin cắt điện như mạng xã hội đang lan truyền.

Kịp thời cứu hộ, cứu nạn vùng tâm bão Quảng Ninh

Kịp thời cứu hộ, cứu nạn vùng tâm bão Quảng Ninh

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Ngay sau khi tâm bão số 3 quét qua TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh gây ra thiệt hại nặng nề, trong chiều nay 7/9, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương huy động lực lượng tập khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do cơ bão gây ra.

Thiệt hại bước đầu do bão số 3 gây ra tại Hải Phòng

Thiệt hại bước đầu do bão số 3 gây ra tại Hải Phòng

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Đổ bộ với cường độ cực mạnh cùng sức gió cấp 16-17, thời điểm này, mưa vẫn như trút nước tại Hải Phòng. Nhiều tuyến đường đã không còn lối đi vì cây cối đổ la liệt. Đáng chú ý, bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV gãy đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn thành phố:

Sát cánh cùng người dân trong bão với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an"

Sát cánh cùng người dân trong bão với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an"

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 3, trước khi bão đổ bộ, công an các đơn vị, địa phương tại Hà Nam đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú. Cán bộ, chiến sỹ công an cũng đồng thời ứng trực 100%, bất cứ một thông tin người dân gặp sự cố sẽ ngay lập tức có mặt, với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an".

Xem thêm